Phương pháp Săn bắt rùa

Bắt rùa biển

Rùa biển là loài dễ bị đánh bắt vì thói quen đơn giản của chúng

Những con rùa biển có nếp “sinh hoạt” khá ổn định, sau một ngày đi kiếm ăn, chúng thường nằm đu người trên vách san hô, hoặc chui vào các kẽ đá để ngủ. Ngư dân chỉ cần xuống soi đèn và thò tay tóm lên thuyền. Một đêm, mỗi thợ lặn chuyên nghiệp có thể kiếm vài con. Một chiếc thuyền đi lặn rùa, từ ngày xuất bến đến ngày về phải mất ròng rã gần một tháng. Nếu may mắn, mỗi chuyến như thế, một thuyền bắt được dăm, bảy chục con[10]. Nơi sinh sống của ổ đồi mồi, rùa biển chính là những đảo đá ngầm, rạn san hô. Thợ lặn phải chuyên nghiệp mới có thể lặn xuống tận đáy biển bắt rùa, đồi mồi. Không ít tai nạn, thương vong do lặn bắt đồi mồi, rùa biển đã xảy ra[8]. Ở Côn Đảo, một số người lén lút tới các hòn đảo ở Côn Đảo có rùa đẻ trứng để theo dõi, tìm cơ hội trộm trứng rùa và bắt luôn cả rùa mẹ. Sau đó, các đối tượng này tổ chức xẻ thịt và tìm đầu mối tiêu thụ là các nhà hàng, quán ăn. Những kẻ xấu thường theo dõi lực lượng kiểm lâm đi tuần xong, lên tìm rùa mẹ đẻ trứng tại các bãi để bắt rùa mẹ và trộm trứng[11].

Bẫy rùa cạn

Một con rùa cạn ở Việt Nam

Bẫy rùa được trưởng nhóm phân ra làm hai loại để đặt dưới nước và trên cạn. Ở dưới nước bẫy được đặt bằng đó, nhét vào bên trong rất nhiều mồi cài vào các hốc rễ cây ngâm nước hoặc các tảng đá lớn, nếu rùa chui vào ăn mồi thì nằm gọn trong bẫy, hết đường chui ra. Bẫy trên cạn thì được đặt dọc con suối nơi có những lùm cây tiến (loại cây giống cây dương xỉ) vì loại rùa vàng rất thích những nơi ẩm ướt và các lùm cây rậm. Ở những vị trí đặt bẫy sẽ có thêm một vài điểm đặt mồi nhử rải rác dọc đường dẫn đến bẫy, sau đó đóng cọc giăng lưới hết xung quanh nếu rùa mò vào ăn mồi thì sẽ mắc vào lưới không ra được. Thịt thối còn được cho vào bẫy lồng tre (hình giáng giống bẫy chuột) sau đó đi rải khắp các bụi cây rậm rạp vì rùa là loài đẻ trứng, mỗi lần đẻ thì rất nhiều con và sống trong cùng một khu vực, chứ không cách xa nhau mấy quả đồi hay hàng chục cây số như loài khác[12].

Một số người còn cho rằng đây là loại rùa sống thành từng đôi và có trọng lượng từ 800g đến 1,5 kg. Loài rùa quý có thính giác và khứu giác khá nhạy, có thể phát hiện ra loài khác từ xa nên nếu đi đông sẽ phát ra tiếng ồn bị chúng phát hiện ra và bỏ đi mất. Do đó công đoạn kiếm thức ăn làm mồi nhử đó là các loại cây cỏ rừng, hoa quả và đặc biệt thức ăn khoái khẩu của rùa là thịt và xác động vật thối như lòng lợn, bò, gà, những thứ mồi bẩn này được gói kỹ trong túi ni lông[12]. Rùa vàng ăn các loại quả, lá cây, các loại rong, bèo mọc ở suối và các khe rãnh, sâu bọ. Chúng đặc biệt thích xác động vật chết lúc trương thối nên mồi nhử chúng phải để cho dậy mùi. Hôm nay bỏ mồi, đêm mai đến phục, nếu khu vực đó có rùa nhất định sẽ mò tới thưởng thức món khoái khẩu, Cứ theo sở thích của nó rồi đặt bẫy nhất định sẽ thành công[13].

Ngoài ra còn chuẩn bị thêm các vật dụng như đó (được dùng để đơm cá, được đan bằng tre vót nhỏ và dây rừng) bẫy lồng rập đan bằng tre, lưới dù sợi tơ chuyên dùng để bẫy chim (loại có chiều cao từ khoảng 80 – 100 cm). Ngoài ra còn một số vật dụng cần thiết cho chuyến đi rừng như dao phát cây, rựa, rìu, một ít dây thừng, đèn pin, bật lửa[12], loài này sinh sống ở những vùng rừng âm u, nơi hiểm trở đầy rắn độc, thú dữ. Nhiều kẻ liều mạng chui sâu vào rừng tìm "vàng" để rồi bị rắn độc cắn không cứu chữa kịp, phải vĩnh viễn nằm lại rừng sâu. Một số người chỉ đi một mình và tìm những nơi rùa có khả năng trú ngụ. Thường rùa vàng ẩn nấp trong những đống lá cây mục nát ven suối hay ẩn ở các khe rãnh, chúng thích xác động vật thối, nên cứ dựa vào đó mà đi kiếm, có nhiều loại bẫy khác nhau, có loại thắt cổ, loại kẹp chân, còn loại nhốt trong rọ là dành riêng cho rùa, đến một con suối, bẫy rùa đặt dọc con suối này. Cứ cách khoảng 50m đặt một bẫy chìm dưới nước. Mồi cho rùa thường là cua chết, cá chết thối[13].

Thợ săn thường tắm dưới chân thác nước và gội đầu bằng lá cây rừng đây là một loại lá cây trông giống như lá cây Vừng có chất nhựa, mùi thơm dễ chịu, việc tắm bằng lá cây rừng sẽ giảm bớt mùi mồ hôi cơ thể tránh bị rùa quý phát hiện, vừa có thể phòng vắt, muỗi và các loại côn trùng khác, vừa là để hạ nhiệt, sau đó đi thăm dò và kiếm vị trí để đặt bẫy loanh quanh những con suối nhỏ có nước trong veo, bên dưới lòng sông toàn đá tảng bám đầy rong rêu. Hai bên bờ suối là cây cối um tùm. Lúc này tải mồi được đưa ra cho mọi người cắt thành từng miếng nhỏ chia nhau ra đặt bẫy trong vòng bán kính từ 1- 1,5 km, Lòng và xác động vật thối được thả làm bẫy rùa vàng sau đó họ rời khỏi nơi giăng bẫy và đi ra địa điểm cách đó chừng 5 km tìm chỗ lợp lán nghỉ ngơi và nằm đợi rùa quý sập bẫy[12].

Săn rùa đồng

Một con rùa động (rùa ao vàng)

Rùa đồng (con gọi là rùa đẹp hoặc rùa nước) thường được săn lùng vào ban đêm, người ta sẽ mua lưới (lưới lồng dùng cảo các loại thủy hải sản ở đầm hồ) để săn rùa, nhiều người xoay xở mua lưới, bẫy nhử rồi rủ nhau lặn lội đêm ngày cả tháng trời săn bắt rùa. Tại các con suối, ao hồ, bất kỳ nơi nào nghi có rùa đều bị giăng đầy bẫy. Khắp những cánh đồng, ánh đèn pha của người đi bắt rùa chằng chịt. Rùa đồng thường sống thành bầy 4-8 con. Khi bắt được một con thì chắc chắn nơi đó sẽ còn nữa. Với mồi nhử này chỉ sau ba đêm là không con nào không chui vào lưới, mồi chủ yếu là ruột vịt, trứng vịt ung, thịt bò để nhử rùa, người ta thường gài bẫy bằng cách thắt dây cổ chó để bắt rùa khi đó một con rùa nặng 0,4 kg dính bẫy nhưng bị dây thắt cổ siết chết, phải lội hồ, ao, suối vào những nơi có cây rậm, lá ủ đặt đến hơn 50 tay lưới bẫy, cứ ba giờ đi thăm một lần[14]

Săn rùa đầm

Trong cuộc săn rùa, khi phát hiện rùa nổi ở khu vực nào, những thợ săn này sẽ chèo thuyền tiến lại, dọa cho chúng lặn thẳng xuống bùn. Nếu chúng lặn xuống khu vực sâu trên 10 mét thì không thể bắt được, nhưng nếu ở chỗ sâu vài mét, thì sẽ tiến hành truy bắt. Ngay sau khi rùa khổng lồ lặn xuống, chúng sẽ chạy dưới lòng hồ để tìm chỗ trốn. 4 chân ở hai bên mai khi cào xuống bùn sẽ tạo thành hai đường tăm thẳng hàng trên mặt nước. Người săn rùa phải tính được độ sâu của khu vực rùa lặn, tốc độ rùa chạy thì mới xác định đúng điểm cần đâm. Người săn rùa sẽ dùng đinh một đâm đón đầu vào điểm giữa của hai dải tăm để trúng tâm mai rùa. Nếu đâm trượt, rùa hoảng chạy thoát thân thì cả khu vực rộng lớn sẽ đục ngầu, không thể tìm được rùa nữa, hoặc chúng bơi ra chỗ nước sâu, chui vào hầm đá[15]

Nếu đâm trúng mai rùa, người thợ săn sẽ dùng búa đóng đinh thật lực, để đinh xuyên qua chiếc mai cứng như đá, cắm vào phần nội tạng của rùa, sau đó, tiếp tục phóng những chiếc đinh ba xuống rồi đóng tiếp. Quá trình đóng đinh vào lưng rùa rất vất vả, bởi loài rùa này rất khỏe, chúng kéo thợ săn chạy nháo nhào trên mặt nước. Khi con rùa đã đuối sức, thợ săn sẽ thả móc sắt xuống, móc chặt vào một bên mai, kéo mạnh, khiến rùa bị lật ngửa lên mặt nước. Họ sẽ dùng những dây lạt dẻo buộc chéo chân rùa lại, khiến nó không thể giãy giụa được nữa. Lúc này, người thợ săn chỉ việc buộc thừng kéo rùa vào bờ.

Trong một cuộc săn tại đầm Ao Châu, một con rùa khổng lồ bị trúng lao, bị búa đóng lao thấu vào phần nội tạng của rùa, chiếc lao liên tiếp được phóng xuống và liên tiếp được đóng sâu vào thân rùa. Dù cả chục chiếc lao sắt đã đâm chi chít vào lưng rùa, song nó vẫn còn rất khỏe và hung tợn. Khi rùa đuối sức, họ dùng móc sắt lật ngửa rùa lên, dùng lạt mềm trói chân, buộc mồm rùa lại, rồi khênh nó lên bờ xẻ thịt[15]. Thợ săn phải nhằm đúng lúc con ba ba khổng lồ mon men vào bờ, vừa ngóc đầu lên, thì bị chiếc cào sắt dùng để kéo cỏ bổ một cú thấu thịt vào đầu con ba ba, con ba ba đau quá, rúc vào bềnh cỏ, khi tìm chỗ trốn, nhảy xuống, dùng chiếc sào chọc chọc để tìm lưng. Khi đã xác định được phần riềm của con ba ba, mọi người cùng nhảy xuống, tập trung vào một bên để lật nó, sau khi lật ngửa được con ba ba, rồi dùng dây dù buộc chân nó lại dùng chiếc đinh ba to bằng cổ tay xoắn dây buộc chân để chốt chặt[16].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Săn bắt rùa http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/rua-bi-xe-do... http://vietnam.panda.org/what_we_do_vi/bao_ton_loa... http://anninhthudo.vn/doi-song/san-rua-vang-noi-ru... http://www.bienphong.com.vn/bao-ve-rua-bien-khong-... http://culaochammpa.com.vn/index.php?option=com_co... http://dantri.com.vn/xa-hoi/rua-bien-viet-nam-co-n... http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/22468102-ph... http://enternews.vn/rua-bien-dang-dung-truoc-nguy-... http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/nan-san-bat-... http://quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.as...